image banner
Phòng đào tạo
Lượt xem: 278

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LAI CHÂU

1. Chức năng

- Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng tổ chức và quản lý quá trình đào tạo; công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phục vụ quá trình đào tạo của trường.

- Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác Thanh tra, khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác tổ chức và quản lý đào tạo

- Trình Ban giám hiệu hoặc Hiệu trưởng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm về công tác đào tạo của Nhà trường.

- Xây dựng, trình Hiệu trưởng ban hành theo thẩm quyền các quy định, quy chế về công tác đào tạo của Nhà trường và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.

- Tổ chức xây dựng và trình Ban giám hiệu công bố Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

- Lập kế hoạch và tổ chức xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các chương trình, giáo trình, học liệu phục vụ công tác đào tạo. Trình Ban giám hiệu hoặc Hiệu trưởng ban hành theo thẩm quyền nội dung, chương trình đào tạo từng ngành nghề theo quy định.

- Tổ chức quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo, chương trình môn học theo quy chế đào tạo của Bộ LĐTB&XH, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế đáp ứng quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của từng ngành nghề do nhà trường công bố.

- Tổ chức xây dựng, trình Ban giám hiệu phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề, quy mô đào tạo; hồ sơ đăng ký mới, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp báo cáo cơ quan quản lý theo quy định.

- Lập và triển khai kế hoạch đào tạo toàn trường; kế hoạch đào tạo từng lớp, từng khóa học; kế hoạch giảng dạy và học tập; kế hoạch thực tập tốt nghiệp; kế hoạch học tập tham quan trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ cho giảng viên và học sinh sinh viên.

- Tổ chức việc học lại, điều chỉnh tiến độ học tập, xếp loại học tập cho HSSV, xét và công nhận tốt nghiệp, cấp bảng điểm kết quả học tập cho học sinh sinh viên. Thực hiện các thủ tục xét miễn trừ môn học, bảo lưu kết quả học tập, cho thôi học, tạm dừng học, tiếp tục học, chuyển trường cho HSSV.

- Tổ chức các Hội thi chuyên môn: Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Hội thi thiết bị đào tạo tự làm, Hội thi tay nghề học sinh sinh viên.

- Quản lý, in, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ phôi bằng tốt nghiệp, chứng chỉ; bản sao bằng tốt nghiệp, chứng chỉ cho người học theo quy định.

- Thẩm định và xác nhận số giờ giảng của giảng viên hàng năm.

- Tham mưu xây dựng các quy định về hoạt động của thư viện. Trực tiếp quản lý tổ chức các hoạt động của thư viện nhà trường, đảm bảo cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giảng viên và học sinh, sinh viên; lưu trữ kết quả nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm của nhà trường.

- Thường trực Hội đồng Khoa học và đào tạo và các Hội đồng tư vấn khác về đào tạo.

-  Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề nghiệp. Theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động đào tạo; thống kê, báo cáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của cơ quan quản lý cấp trên và của hiệu trưởng. Quản lý, lập và lưu trữ hồ sơ đào tạo của Nhà trường theo quy định.

- Quản trị, hướng dẫn sử dụng các phần mềm quản lý đào tạo của trường.

- Phối hợp với các phòng, khoa có liên quan xây dựng quy định chế độ làm việc của giảng viên, cán bộ quản lý có tham gia giảng dạy và các quy định, quy chế khác có liên quan.

- Phối hợp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ cho giảng viên.

- Phối hợp bố trí điều tiết, sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị đào tạo đảm bảo việc thực hiện kế hoạch giảng dạy đúng tiến độ.

- Phối hợp với Phòng Thanh tra - Kiểm định chất lượng giáo dục - Nghiên cứu khoa học tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy, việc thực hiện chế độ công tác của giảng viên, việc chấp hành quy chế đào tạo của học sinh, sinh viên.

- Phối hợp với Phòng Hành chính tổng hợp và các Khoa chuyên môn xây dựng các hợp đồng đào tạo, hợp đồng thỉnh giảng.

- Quản lý tài sản, cơ sở vật chất của Phòng được Nhà trường giao.

2.2. Công tác tuyển sinh

- Xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện hệ thống quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh.

- Lập kế hoạch tuyển sinh dài hạn, 5 năm và hàng năm. Tổ chức tuyển sinh theo kế hoạch. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Nhà trường, các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân để tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh có hiệu quả.

- Chủ trì xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm ở tất cả các hệ đào tạo, các ngành, trình độ đào tạo. Tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện công tác tuyển sinh và liên kết đào tạo các trình độ (bao gồm cả trình độ Đại học và sau đại học) phù hợp với tình hình nhà trường, nhu cầu xã hội.

- Đề xuất với Hiệu trưởng thành lập Hội đồng tuyển sinh và các Ban giúp việc để thực hiện công tác tuyển sinh. Thường trực Hội đồng tuyển sinh.

- Thực hiện công tác nghiệp vụ tuyển sinh, tiếp nhận, rà soát hồ sơ đăng ký học nghề của người học, lập phương án thi tuyển, xét tuyển, quyết định trúng tuyển trình Hội đồng tuyển sinh và Hiệu trưởng xét duyệt theo quy định.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác tuyển sinh. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định hiện hành.

2.3. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về nghiên cứu, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Xây dựng và tổ chức triển khai các dự án đầu tư về khoa học công nghệ.

- Tổ chức tập huấn về công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên của nhà trường.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào việc giảng dạy và học tập trong và ngoài nhà trường.

- Tổ chức Hội nghị, hội thảo khoa học. Giới thiệu sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên lên các phương tiện thông tin trong và ngoài nhà trường.

- Xây dựng các văn bản về phương hướng, chủ trương, các quy định, quy chế về quản lý công tác nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng tiềm lực nghiên cứu khoa học của các đơn vị và cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên của nhà trường.

- Nghiên cứu các tiêu chí và xây dựng công cụ đánh giá giáo trình, tập bài giảng, làm đầu mối tổ chức thẩm định, phát hành giáo trình nội bộ.

- Hợp tác với các đơn vị liên quan trong công tác xuất bản giáo trình. 

2.4. Hợp tác quốc tế về đào tạo

- Thực hiện các chương trình về hợp tác quốc tế về đào tạo của nhà trường theo kế hoạch được phê duyệt. Thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo, thực hành, tham quan trải nghiệm và thực tập nghề nghiệp trong đào tạo.

- Phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cơ quan, cá nhân trong và ngoài Nhà trường để tổ chức các lớp học, hội nghị, hội thảo quốc tế. Phối hợp với các đơn vị có liên quan, thông báo và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên về việc đi học nước ngoài.

2.5. Công tác thanh tra

- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của nhà nước.

- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; quy chế chuyên môn, quy chế thi - kiểm tra, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về chương trình, giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản; hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; công tác tổ chức cán bộ; việc thực hiện các quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của nhà trường.

- Thanh tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của các đơn vị, tổ chức và cá nhân thuộc nhà trường.

- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường.

- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng; kê khai, minh bạch tài sản.

- Chủ trì thực hiện quy chế dân chủ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Chủ trì thực hiện công tác pháp chế, trực tiếp kiểm soát tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản do nhà trường ban hành.

2.6. Công tác khảo thí

- Xây dựng, trình Hiệu trưởng ban hành theo thẩm quyền các quy định, quy chế về khảo thí trên cơ sở các quy chế của Bộ LĐTB&XH và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

- Chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với các đơn vị trong trường tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun; thi hết học phần, thi tốt nghiệp.

- Tổ chức xây dựng, quản lý, sử dụng ngân hàng đề thi kết thúc môn học, mô đun; hết học phần cho học sinh, sinh viên của nhà trường. Thực hiện công tác bốc thăm, in, sao đề thi; điều hành tác nghiệp làm phách, đảo túi bài thi; quản lý bài thi và tổ chức chấm điểm, khớp phách lên điểm, lưu trữ bài thi theo quy định.

- Chịu trách nhiệm chính trong ban đề thi, quản lý bài thi, tổ chức chấm thi tuyển sinh (nếu có), khớp điểm hoàn thành kết quả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công và điều hành của Hội đồng tuyển sinh.

2.7. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

- Xây dựng quy định, quy chế và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng quy trình, kế hoạch đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo quy định hiện hành và triển khai thực hiện.

- Tổ chức tập huấn và tư vấn, hướng dẫn thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho cán bộ, giảng viên, giáo viên trong nhà trường.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác tự kiểm định chất lượng trong nhà trường và báo cáo cơ quan quản lý theo quy định. Xây dựng kế hoạch, lộ trình đảm bảo chất lượng theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định.

- Tham gia đánh giá ngoài đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý.

- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác kiểm định chất lượng tại các đơn vị.

- Nghiên cứu, hỗ trợ, tư vấn giúp Hiệu trưởng về triển khai việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

2.8. Thừa lệnh Hiệu trưởng ký văn bản

- Xác nhận thời gian và số tiết thỉnh giảng, giảng viên các lớp liên kết.

- Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của HSSV các lớp liên kết.

- Bảng điểm học kỳ, năm học, toàn khóa của HSSV các lớp chính quy.

- Hướng dẫn trong nội bộ trường theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.

Tin liên quan
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập