.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LAI CHÂU
I. Giới thiệu chung
1. Tên trường: Trường Cao đẳng Lai Châu
2. Tên Tiếng Anh: Lai Chau College (viết tắt: LCC)
3. Địa chỉ: phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
4. Điện thoại, Fax: 0213.3 792 787
5. Website: caodanglaichau.edu.vn
6. Email: tcdcd@laichau.gov.vn
II. Sơ lược quá trình phát triển
Trường Cao đẳng Lai Châu là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Lai Châu, được thành lập theo Quyết định số 7076/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với tên gọi là Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu.
Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, được kiện toàn theo Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/6/2016 của UBND tỉnh về việc chuyển đổi Trường Trung cấp nghề tỉnh thành Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh.
Trường Trung cấp Y tế là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, được thành lập theo Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh về thành lập Trường Trung cấp Y tế tỉnh Lai Châu.
Năm 2019, qua rà soát và đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp UBND tỉnh đã ban hành Đề án số 277/ĐA-UBND ngày 06/3/2019 và Công văn số 912/UBND-TH ngày 28/5/2019 gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú và Trường Trung cấp Y tế vào Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu.
Ngày 02/02/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 143/QĐ-LĐTBXH về việc đổi tên Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu thành Trường Cao đẳng Lai Châu.
Hiện tại, Trường Cao đẳng Lai Châu là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trường Cao đẳng Lai Châu chịu sự quản lý về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quản lý chuyên môn của Bộ GD&ĐT (đối với ngành đào tạo giáo viên); hoạt động theo điều lệ trường cao đẳng và quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
III. Mục tiêu và sứ mạng
1. Mục tiêu
Xây dựng Nhà trường trở thành trường Cao đẳng đào tạo nghề có chất lượng vào năm 2025; trung tâm nghiên cứu – chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của tỉnh, khu vực. Đào tạo nguồn nhân lực có kĩ thuật, kiến thức, kĩ năng nghề, kinh nghiệm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Lai Châu và khu vực. Có cơ sở hạ tầng trang thiết bị dạy nghề đồng bộ, hiện đại; có phương pháp đào tạo tiên tiến, cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
2. Sứ mạng
Trường Cao đẳng Lai Châu là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp trình độ, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người học. Đào tạo con người đáp ứng nền kinh tế thị trường, nhân lực...., có kĩ năng tay nghề phục vụ lao động, sản xuất, cung ứng dịch vụ, loại hình GDNN đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội tỉnh Lai Châu.
IV. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường
Trường Cao đẳng Lai Châu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014. Điều 8 Điều lệ Trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 1308/VBHN-BLĐTBXH ngày 05/04/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng, Điều 2 của Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 26/9/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu và các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể:
1. Đào tạo theo 03 cấp trình độ (Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp), đào tạo thường xuyên theo quy định và thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước cho người học nói chung và học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.
2. Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo quy định. Liên kết đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động của tỉnh và nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội ở trình độ thạc sỹ, đại học và các ngành cao đẳng, trung cấp, đào tạo thường xuyên, bồi dưỡng ngắn hạn mà trường chưa được cấp phép đào tạo; hợp tác quốc tế về đào tạo.
3. Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; hợp tác, liên kết tổ chức đào tạo và tổ chức các dịch vụ sản xuất.
4. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đào tạo nhân lực.
5. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường.
6. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học; Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước cho người học nói chung và theo hình thức dân tộc nội trú nói riêng cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.
7. Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của trường; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
8. Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; hợp đồng với doanh nghiệp cho người học thực hành và thực tập; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học.
9. Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.
10. Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và pháp luật có liên quan.
11. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
12. Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
13. Đề xuất việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, viên chức, người lao động theo phân cấp quản lý cán bộ; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội.
14. Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.
15. Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm cho người học.
16. Được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
17. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của thị trường lao động ngoài nước đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
18. Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
19. Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
20. Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp.
21. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
22. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
V. Cơ cấu tổ chức Nhà trường
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường hiện nay gồm:
- Hội đồng trường gồm 15 thành viên được thành lập theo Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 17/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu (theo Điều 11, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ trường Cao đẳng).
- Ban giám hiệu: 01 hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng.
Stt
|
Họ tên
|
Ngày sinh
|
Chức vụ
|
Trình độ
|
1
|
Lò Việt Tuyển
|
1973
|
Hiệu trưởng
|
Thạc sỹ
|
2
|
Lê Thị Hà Giang
|
28/01/1979
|
Phó hiệu trưởng
|
Tiến sĩ
|
- Các phòng chức năng: 02 phòng (Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ; Phòng Đào tạo - Công tác học sinh sinh viên).
- Các khoa trực thuộc trường: 04 khoa (Sư phạm; Công nghiệp - Xây dựng; Khoa học Cơ bản - Dân tộc nội trú; Kinh tế - Tổng hợp).
- Tổ chức Đảng, các đoàn thể (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên)
2. Biên chế
Số lượng người làm việc của trường được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao. Hằng năm điều chỉnh vị trí việc làm và số lượng người làm việc bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ được giao và chủ trương tinh giản biên chế theo đề án tinh giản biên chế và kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
VI. Cở sở vật chất, khuôn viên nhà trường
- Diện tích khuôn viên nhà trường: 388.776m2
- Nhà hiệu bộ, Phòng học thực hành, lý thuyết; CSVC, nhà xưởng phục vụ thực hành; trang thiết bị; sách, giáo trình, thư viện, sân chơi, bãi tập,…
+ Nhà hiệu bộ: nhà cấp III, 4 tầng, diện tích xây dựng 797m2, diện tích sử dụng 3188m2, 30 phòng làm việc
+ Giảng đường A, B: nhà cấp III, 4 tầng, diện tích xây dựng m2, diện tích sử dụng m2 gồm 42 phòng học, 08 phòng chuẩn bị giảng dạy, 08 phòng Hội đồng và 08 phòng nghỉ nhà giáo.
+ Giảng đường tích hợp: nhà cấp IV, 3 tầng, diện tích xây dựng m2 với 12 phòng học tích hợp, 12 phòng chuẩn bị giảng dạy.
+ Xưởng thực hành: 09 phòng xưởng thực hành, tổng diện tích 2346m2, (phục vụ công tác thực hành của các nghề như: Kỹ thuật xây dựng; điện công nghiệp; công nghệ ô tô; vận hành máy thi công nền và điện công nghiệp).
+ Thư viện: nhà cấp III, 4 tầng, diện tích xây dựng 381 m2.
+ Hội trường lớn: nhà cấp IV, 1 tầng, diện tích xây dựng 1258m2, có sức chữa 500 chỗ ngồi, được thiết kế, xây dựng để tổ chức các sự kiện lớn của nhà trường.
+ Nhà thi đấu đa năng: nhà cấp IV, 1 tầng với diện tích xây dựng 1608m2 để phục vụ các nội dung thi đấu thể dục thể thao trong nhà.
+ Bếp ăn nội trú: nhà cấp IV, 1 tầng, diện tích xây dựng 201,9m2.
+ Khu rèn luyện thể chất, thể dục thể thao: Hiện tại nhà trường có 02 khu rèn luyện thể dục thể thao tại 2 cơ sở (trụ sở chính và cơ sở 2) với tổng diện tích là: 12.127,2m2
- Kí túc xá: Hiện tại nhà trường có 02 nhà ký túc xá 2 tầng, với tổng diện tích m2, 52 phòng ở, mỗi phòng có thể bố trí tối đa 10 người ở. Các phòng ở đều có nhà tắm, nhà vệ sinh khép kín.
- Trang thiết bị đào tạo: Các ngành, nghề đào tạo của nhà trường đều được đầu tư thiết bị đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.